Kĩ thuật Alexander

Chương 2 – Kĩ thuật Alexander là gì?

Các khái niệm chính

Sự điều chỉnh trọng yếu

Alexander nhận ra mối liên hệ giữa đầu, cổ và thân (torso – không bao gồm tay, chân, đầu) tác động lên toàn cơ thể. Nếu đầu và cổ thẳng với lưng, nghiễm nhiên cả cơ thể theo đó đi tới một tư thế cân bằng và thư giãn.

Vấn đề ở đâu là chúng ta chưa biết cách làm thẳng chúng vì ta chưa bao giờ được học. Và đó chính là sự quan trọng của việc học kĩ thuật Alexander. Vấn đề này chỉ xảy ra với con người. Có phải chúng ta bị thiết kế sai? được tiến hóa một cách tệ hơn? Hãy nhìn con mèo khi nó đi một cách êm ả, con khỉ leo trèo như xiếc trên cây, con cá heo bơi trên dòng nước, con báo chạy rất dễ dàng. Con người chúng ta khom xuống và đi trông thật tồi tệ, đau đớn và sai lệch. Chúng ta được thiết kế đi bằng bốn chi hay chỉ bằng 2 chân thẳng?  Chúng ta đã ngồi xổm hơn là ngồi trên những chiếc ghế, lang thang trên khắp căn phòng hơn là nằm ì trên những chiếc sô pha. Nếu bạn nhìn những đứa trẻ thì cho dù chúng đang nghịch ngợm hay mắc bệnh trên một tấm thảm thì những gì chúng làm vô cùng tự nhiên. Và khi bạn thấy những người lính khi đi diễu hành, họ đứng một cách nghiêm trang. Họ là những con người chiến đấu khỏe khắn của chúng ta và đó cũng trong tình trạng khỏe khoắn nhất đối với họ.

Alexannder nói rằng đầu nên được đứng thẳng. Sự chỉ đạo này không phải là đưa đầu tới một vị trí cố định nào đó để hoàn thành động tác mà là để lên kế hoạch chỉ đạo cho thân thể một cách tỉnh táo và hợp lý. Khi đầu đã thẳng thì phần còn lại của thân thể sẽ phục tùng theo.

tuthedau

Thế nào là “sai” và thế nào là “đúng”?

Tôi nói về “sai” và đúng điều đó không có nghĩa điều chỉnh mọi vị trí đầu của mọi người sao cho đúng. Chỉ có một vị trí đúng cho bạn, và chỉ riêng bạn mà thôi. Tất cả chúng ta có cơ thể khác nhau, đầu khác nhau và những cách đi đứng nằm nghỉ khác nhau. Để có một mẫu số tư thế đúng cho chúng ta là điều không thể. Tất cả chúng ta phải cố gắng làm nó đúng cho riêng mình.

Từ “đúng” ở đây không là đúng. Khi chúng tôi nói về đúng có nghĩa ý chúng tôi rằng nó tốt hoặc hợp lý. Với kĩ thuật Alexander không có cái gì là “đúng” và “sai”. Có những tư thế tốt hơn mà sẽ giúp cơ thể chúng ta trở nên được tự do, nhưng không có sai và đúng. Bạn biết tư thế nào tốt hơn cho bạn, bạn biết rõ ràng rằng làm thế nào để thực hiện nó. Điều cốt yếu là sự lựa chọn. “Sai” có nghĩa chúng ta làm nó mà không có sự lựa chọn. Một khi chúng ta có sự lựa chọn rồi chúng ta có thể làm điều mà chúng ta muốn.

Thực hiện sự điều khiển trọng yếu (Primary Control) như thế nào ?


Bài tập:

Khép mắt và tưởng tưởng có một sợi dây trên đỉnh đầu, nó đang kéo bạn bạn một cách nhẹ nhàng từ dưới lên trên. Ngồi một lúc và tưởng tượng ra nó. Khi bạn làm tôi muốn bạn cảm nhận một cách chính xác điều gì đang xảy ra trong cơ thể bạn. Tôi mong rằng chiếc đầu của bạn sẽ có sự chuyển động vô hình hướng lên trên. Lưng của bạn sẽ kéo thẳng và bạn sẽ được kéo lên phía trên.

Bây giờ sự chuyển động không theo cơ thể là cần thiết. Tưởng tượng rằng điều gì xảy ra mà không chuyển động. Alexander nhận thức được về sự liên kết mạnh mẽ giữa đầu và cơ thể. Sự điều khiển trọng yếu (Primary Control) bắt đầu trong suy nghĩ. Nếu bạn cho suy nghĩ một sự chỉ dẫn nó sẽ điều khiển cả cơ thể bạn một cách vi tế.

Liên tục những ngày tiếp theo, ở những trạng thái khác nhau, tưởng tượng chiếc dây kéo bạn nhẹ nhàng ở phía trên. Bạn không phải làm gì cả. Hãy để trí nào làm việc trên cơ thể ở một đẳng cấp rất tiềm thức.

Sự quán chiếu sáng suốt (Conscious projection)

Alexander, nhận thức mối liên hệ gần gũi giữa trí óc và cơ thể, đó là lý do khi bạn hệ thống lại trí óc, cơ thể sẽ tự động thay đổi theo. Tuy nhiên việc hệ thống lại (reprogram) là một điều vô cùng khó. Alexander đề nghị rằng phải thực tập nhiều lần, từ đó ta có thể nghe thấy rằng chúng đang chuyển động. Nhưng vấn đề khó ở chỗ, bạn nhanh chóng học và sau đó lại nhanh chóng dừng, bạn bắt đầu theo sự chỉ dẫn giống như một dạng ý tưởng (câu thần chú – mantra) rồi sau đó bắt thấy là nó không có giá trị rồi dừng làm nó. Dẫu vậy, tất cả chúng ta ai đã từng sử dụng câu thần chú (mantra)để suy ngẫm sẻ hiểu được rằng trí não điều kiểu một cách rất khôn khéo. Những thứ đang xảy ra mà chúng ta thậm chí không nhận ra.

Tóm tắt (Sumary)

Sự quán chiếu sáng suốt (conscious projection) của Alexaner bao gồm:

– Để cho cổ tự do thả lỏng

– Để cho đầu đứng thẳng lên phía trên

– Để cho lưng thẳng và trải rộng.

Một lần nữa, bạn không cần làm điều gì cả. Chúng tự suy nghĩ cho bạn. Chúng là sự quán chiếu sáng suốt (conscious projections). Bạn có thể sử dụng chúng giống như một câu thần chú; đọc lại chúng bất kể khi nào bạn có thời gian dư thừa; lặp lại chúng bất kỳ những khi ngồi xuống, đứng lên, đi, di chuyển, hành động. Và mọi lúc bạn thấy rằng bạn đang chuyển động thuật lại sự quán chiếu sáng suốt, sau đó bạn dừng và ghi nhớ là chúng là suy nghĩ không phải là hành động. Chúng ta có sự suy nghĩ đầu tiên và hành động sẽ kéo theo tự động. Mà không cần làm bất cứ một điều gì khác. Thực tế Alexander đã mất 10 năm để tìm ra nó, chúng ta có thể thử làm lâu hơn hoặc chúng ta có thể làm mọi chuyện rắc rối và tệ hơn.

Đuổi theo kết quả (End gaining)

Lý do mà chúng ta đẩy cơ thể chúng ta đến một tình trạng không thể thoát ly khỏi hạn chế của chính nó là vì chúng ta là những “người đang thực hiện” (doers). Việc làm ấy gây ra nhiều vấn đề. Khi chúng ta buông bỏ và dừng nó thì chúng ta mới thu được lợi ích. Không làm gì có lẽ là điều khó khăn nhất mà chúng ta làm! Điều vĩ đại của loài người là sự làm việc. Chúng ta xây lên những thành phố, du hành tới các hành tinh, khám phá các lục địa xa xôi, leo núi và lái xe hơi. Họ nói, chúng ta làm. Thực tế là một người Mỹ gốc Hopi Idians gọi người phương Tây là “người mối” (termite people). Chúng ta làm quá nhiều. Đây là một đoạn hội thoại ở thời thơ ấu:

Người bố: (nói với đứa bé ở căn phòng kia) Con đang làm gì vậy? What are you doing?
Đứa trẻ: Không gì cả. Nothing
Người bố: Tới đây nào. Bố có việc cho con làm đây. Well come here and I’ll find yyou something to do.
Đứa trẻ: Nhưng con thấy hạnh phúc vì không phải làm gì lúc này. But I’m happy doing nothing at the moment.
Người bố: Đừng lãng phí thời gian của con. Con phải làm một thứ gì đấy. Tha’t no way to spend your tiem. You ought to be doing something!

Có thể không chính xác với những gì bạn được nghe, nhưng tương tự như vậy. Khi chúng ta trở thành các bậc phụ huynh của chính chúng ta, chúng ta quên rằng tuổi thơ chúng ta thích thú vì không làm một điều gì cả. Chúng nói với bọn trẻ quá nhiều về việc phải làm một thứ gì đó.

Những việc làm triền miên gây ra nhiều thói quen ở trong chúng ta. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải làm một điều gì đấy, chúng ta tập trung vào cái mà chúng ta phải làm và không nằm trong tiến trình ở thứ mà chúng ta làm (We have to do and not on the way in which we do it). Sự đeo đuổi kết quả (End gaining) có lẽ là sự nhìn nhận con người chúng ta như đang thèm khát, dường như chúng ta gấp gáp để đuổi kịp chuyến tàu. Cái đầu của chúng ta sẽ cúi xuống và tiến về phía trước với phần còn lại của cơ thể đi tới điểm chúng ta dự định tới. (nhìn hình 2.4).

hinh2-4

Hình 2.4 là một thí dụ, chúng ta “đuổi theo kết quả” trong mọi mặt của cuộc sống. Chúng ta ép buộc mình phải lao vào sự thích thú của bản thân. (I have to admit to a particualar over-indulgence my self). Khi chúng ta học đại học, chúng ta uống cà phê vào buổi sáng. Quán cà phê thì nằm lìa đường, bên cạnh quán cà phê thì là cây cột đèn. Chúng ta đã đi qua nó mỗi ngày trong ba năm đại học. Tuy nhiên vì chúng ta muốn cà phê, ta đeo đuổi kết quả (End gaining) tới quán cà phê, trong suy nghĩ chúng ta muốn tiến thẳng tới quán cà phê như bằng một bước chân, mà không hề để ý tới sự hiện diện của cây cột đèn. Sự đeo đuổi kết quả (end gaining) là sai lầm. Chúng ta biết có cây cột đèn ở đó nhưng thực tế chúng ta không hề để ý! Chúng ta tập trung quá chăm chỉ vào chủ thế, nhưng quên mất sự quan sát toàn bộ. Đã có bao nhiêu thứ bị bỏ qua những lần quan sát?

Bài tập

Tôi dự trù rằng khi bạn thấy con đường nơi bạn đã sống nhiều năm. Bạn thấy cánh cửa trước nhiều lần. Nhưng bạn thường nhìn nó trong lúc đang “đuổi theo kết quả” (end gaining). Lần sau bạn về nhà và tôi muốn bạn thử để ý tới một cái gì khác trên cánh cửa nhà bạn mà bạn chưa từng nhìn thấy nó. Thử bài tập này một vài ngày. Bạn có lẽ sẽ không chạy ra khỏi những chú ý rằng nó ở đó, cũng giống như cột đèn, nhưng chúng ta quá bận rộn lấy chiều khóa ra mở cửa, đồng thời nghĩ về thứ chúng ta sẽ phải làm, lo lắng về chúng, những dự kiến tương lai, kế hoạch sống và nghỉ ngơi. Bạn định danh chúng và chúng ta đang làm điều ấy. Tất cả cái tôi muốn bạn làm là dành ra một chút thời gian để nhìn ra những thứ xung quanh chúng, bạn có thể làm tất cả những cái khác sau đó.

Sau khi bạn hoàn thành điều này sau vài ngày tôi muốn bạn trở lại sự “đeo đuổi mục tiêu” (end gaining). Giờ so sánh một cách lý tính điều bạn cảm thấy giữa sự theo đuổi mục tiêu và không theo đuổi (end gaining and not end gaining).

Nhìn ra những cái mới sẽ giúp chún ta thư giãn hơn. Chúng ta đi bộ với nhiều sự duyên dánh vì chúng ta không đang có một cái đầu nóng (head-led). Chúng ta không đuổi tới cái trước mắt. Và chúng vẫn sẽ di chuyển ở một tốc độ không thay đổi. Chúng ta không mất đi một thứ gì cả. Bằng việc không theo đuổi một cái đích sự sở hữu.

Thử không theo đuổi mục tiêu khi bạn ở trong phòng khách, trong vườn. Tản bộ xung quanh những cái bạn đang chú ý mà chưa bao giờ từng nhìn. Đi vào các shop thay vì nghĩ sẽ mua cái gì, thử nhìn xung quanh và tận hưởng cuộc hành trình.

Sự theo đuổi kết quả trong cuộc sống của chúng ta

Bạn dành thời gian làm việc. Bạn đã vội vã tiến lên như thế nào? Tất cả chúng ta nghĩ về kì nghỉ năm sau, tưởng tượng chúng, sau đó suy nghĩ bạn mới trở về công việc.

End gaining là một quan điểm tinh thần, sự vội vã tiến lên phía trước (rushing ahead) mà không có sự thích thú với cái gì đang diễn ra trước mặt. Nhưng khi Alexander biết, những ảnh hưởng tinh thần một cách khoa học, khi chúng ta gạt bỏ thói quen xấu về end gaining, chúng ta có nhiều sự thoải mái hơn. Chúng ta vẫn về đích, vẫn cán đích đúng thời gian, nhưng có lẽ chúng ta không quá phải khó chịu khi chúng ta tới đó. Và những ứng dụng này áp dụng tốt với mọi mặt của cuộc sống, từ những nhiệm vụ nhỏ nhất hoặc những công việc lớn lao trong cuộc sống, như việc sống và cái chết tự thân nó.

Cách thức nảy sinh (means whereby)

End gaining là một thói quen. Có lẽ đó là thói quen cần thiết cho phép con người chúng ta sống sống trong các hang đá hoặc khi săn bắn. Thói quen này đã không được xóa bỏ, nhưng chúng ta cần dành một phần của mỗi hành động và quan sát xem tại sao chúng ta hành động như vậy. Alexander gọi sự phân tích này là means whereby. Chúng ta đã làm chúng ra sao? Mỗi hành động có một cách thức thông qua (means whereby). Khi chúng ta ngồi, rồi lại đứng lên, chúng ta có means whereby. Khi chúng ta bắt đầu nhìn ở một hành động cần hoàn thiện các nhiệm vụ mà chúng ta có thể bắt đầu chỉ ra những câu hỏi về một vài nguyên nhân:

– Tôi sẽ làm việc đó như thế nào? – Tôi đang sử dụng loại cơ nào? Cơ thể chuyển động ra sao? nó cảm nhận thế nào? những bộ phận có liên quan cảm nhận ra sao?

–  Tại sao tôi sẽ làm việc đó? End gain của nó là gì? Kết quả sẽ làm sau khi tôi hoàn thiện xong việc này? Tại sao tôi nên tiếp tục việc này? Động cơ xui khiến tôi làm việc này? Việc này có phù hợp để tôi làm không ?

Bài tập

Bỏ qua ngoài sự di chuyển của một phần cơ thể bạn. Tôi muốn bạn làm từng phần nhỏ đối với chính bạn. Bắt đầu với đôi chân và công việc hằng ngày. Tôi muốn bạn nhìn vào cơ thể học của con người bạn. Chúng ở đâu? chúng đang làm gì? Chúng cảm nhận ra sao? chúng động chạm như thế nào? nó thư giãn hay gò bó? nó như thế nào trong suy nghĩ của bạn? cả cơ thể bạn trông ra sao? cảm nhận của nó thế nào?

Bạn hãy mang bản thân đến với sự thực tập này, tôi muốn bạn hiểu bạn ở đây và tại sao? Tại sao những ngón tay bạn đặt như vậy? Tại sao đôi chân bạn chúng như vậy? Đầu bạn ở vị trí đó và tại sao? Nắm bắt được mọi thứ, nhưng không hành động gì cả ở giai đoạn này.

Bạn sẽ đi tới một sự thật rằng cơ thể bạn có khả năng thực hiện động tác mà không cần làm bất cứ điều gì với nó. Đừng lo lắng, đó là một phần của kỹ thuật Alexander. Như là chúng ta đột ngột phát hiện ra một sự có mặt diệu kỳ không do thói quen cũ tạo thành và nó có công dụng đặc biệt.

Bây giờ bạn biết nơi những phần thân thể bạn ở đâu, chưa chuyển động chúng. Tôi muốn bạn hoàn thành phần 2 của bài tập. Bắt đầu một kết hoạch với tất cả các phần cơ thể bạn mà không di chuyển. Nếu bạn chuẩn bị ngồi một cách thoải mái hơn, đừng di chuyển. Hãy chuẩn bị tinh thần trước đi đã.

Phần thứ ba là bạn hãy đứng lên và cho bạn khoảng thời gian sẵn sàng để ngồi lại, sau đó tiếp tục đó. Thực hành một kế hoạch chuẩn bị cho bạn. Trước khi bạn ngồi trở lại hãy ghi nhớ tất cả các phần cơ thể nằm ở đâu, và những phần có thể nào bạn muốn chúng di chuyển. Nó tượng tự trước khi bạn đang trên giường, bạn cảm thấy thoải mái nhưng sau đó đột nhiên bạn phải đi tới phòng tắm. Khi bạn trở lại, bạn không thể nhớ ra rằng điều gì đã khiến bạn có cảm giác dễ chịu cho bạn, và rồi bạn lại bị không thoải mái tiếp tục. Những tư thế mới có thể cảm đôi khi cảm thấy không thoải mái, bởi vì nó không là một thói quen.

Bài tập này có thể làm ở bất cứ nơi nào, thời gian nào. Cho dù làm việc gì chăng nữa, đơn giản là dừng và quản trị tất cả mọi phần của cơ thể và lặp lại bài tập.

Alexander yêu cầu học sinh của ông tập trung vào ý nghĩa của các động tác cử chỉ, không tiến tới sự đeo đuổi kết quả, và bởi vậy chúng ta mới có thể có sự thoải mái và chuyển động một cách tốt hơn. Khi chúng ta không có sự hoài nghi về cách thức nảy sinh, chúng ta hành động một cách tự động không suy nghĩ. Khi chúng ta phân tích cách thức nảy sinh chúng ta bắt đâu chuyển động giống như một con người đang tồn tại: chúng ta trong sự kiểm soát, có trách nhiệm, chúng ta đang có sự lựa chọn sáng suốt.

Sự kiềm chế (Inhibitions)

Đây là những lời khuyên của Alexander để dựng lại một hành động trước khi chúng ta bắt đầu làm hoặc chuyển động. Chúng ta sẽ sử dụng từ ngữ theo cách của ông – học dừng lại – learning to stop.

Nó không chỉ là học để dừng lại, mà dừng lại còn là để tự hỏi rằng chúng ta đang làm điều gì và điều gì đã xui khiến hành động đó. Sự kiềm chế là cách tốt nhất để làm dừng lại sự đeo đuổi kết quả. Nếu bất cứ thời gian nào bạn cảm thấy mình đang đuổi theo, bạn hãy kiềm chế hành động
đó, cho bạn cơ hội để dừng lại và hít thở, dành một chút thời gian để làm những việc bạn chuẩn bị làm một cách lý trí. Sau đó bạn kiểm tra các hành động như một nhiệm vụ, nó đã hoàn thành như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra khi nó hoàn thành và bạn cảm nhận như thế nào về điều đó? Những điều này bạn chỉ phải mất một khoảng thời gian nhỏ để làm, không giống như bạn ngồi xuống và trầm tư nhiều giờ đồng hồ, mà chỉ đơn giản là bạn dừng lại một chút trước các hành động của bạn, kiểm tra rằng bạn vẫn muốn ưu tiên làm việc đó.

Bài tập

Bạn sẽ cần một cây bút và một tờ giấy để để làm điều này. Tôi muốn bạn viết xuống một cách chính xác bạn làm 3 việc hàng ngày như thế nào?

1. Bạn mặc quần áo vào mỗi buổi sáng như thế nào? Bạn đứng hay là ngồi khi làm chuyện đó? Giờ tôi muốn bạn giải thích ra, viết ra tại sao bạn làm điều này. Bạn không cần phải diễn tập, thử nhớ lại xem.

2. Bạn đã đi ngủ như thế nào vào buổi tối? Bạn đã lên giường ngủ ra sao? Bạn ngủ trong tư thế nào? Các phần của cơ thể bạn ở vị trí nào? Tương tự, tại sao bạn làm chúng như vậy?

3. Bạn pha trà, cà phê ra sao? Bạn làm điều gì khi ấm đun nước đang sôi? Khi đó bạn đứng như thế nào? Tại sao?

Tất cả tương đối dễ, phải vậy không? Hoặc bạn nhận thấy nó khó để có thể nhớ chính xác những gì bạn làm? Nó không vấn đề gì bởi vì sau đó bạn sẽ làm phần 2 của bài tập này.

Lặp lại các hành động, làm nó một cách tự nhiên, kiềm chế trước mỗi hành động xảy ra mà bạn muốn làm. Điều này để bạn dừng lại mìnhvà quan sát các hành động đó có đúng với những gì bạn muốn làm không. Đừng lo lắng về chuyện bạn làm sai hay đúng, đơn giản là nhận thức được những hành vi hoạt động không thực sự sáng suốt trong cuộc sống của bạn. Kĩ thuật Alexander là thường đưa ra câu hỏi về cái bạn làm, sau đó tìm ra một phương thức hiệu quả hơn, tốt hơn và sáng suốt hơn.

Anti-gravity (Phi trọng lực)

Những ảnh hưởng từ trọng lực xảy đến với tất cả mọi người. Nó không dừng lại bởi vì chúng ta nghĩ về nó. Nó làm việc 24 giờ một ngày, đưa mọi thứ vào giữa trọng tâm trái đất và đặt vào giữa chúng ta. Mọi cơ bắp, gân, fibre được đặt vào con người chúng ta để chiến đấu với trọng lực ở mọi thời điểm. Về bản chất, khi không có những thứ ấy, cơ thể con người là một thực thể không trọng lực. Alxander đề nghị rằng chúng ta có thể giúp chính chúng ta trở lên bớt trọng lực, hoạt động hiệu quả hơn nếu chúng ta nhận thức về cái gì đã và đang xảy ra. Anh biết về trí não anh rất tuyệt vời và anh có thể tưởng tượng ra được rằng có một  sợi dây trên đỉnh đầu của anh. Sợi dây đó tự do không trọng lực (đây là sự tưởng tượng) và nó có thể giúp chúng ta đứng thẳng mà không mất nhiều công sức.

Sự hoạt động

Mỗi phần trong cơ thể của bạn có sự hoạt động riêng của chúng. Hoạt động này được bố trí một cách có trước. Hoạt động này liên hệ tới các hành động và hoạt động khác. Chương 8 chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cơ thể con người, cấu tạo và chức năng hoạt động. Khi đó chúng ta sẽ biết được là mọi bộ phận cơ thể đều có nhiệm vụ hoạt động, mọi phần đều có tiềm năng hoạt động nhưng lại không được chúng ta dùng đến. Nếu chúng ta không hiểu về chức năng thực thụ của chúng, chúng ta không thể sửa chữa được những sự bỏ qua không sử dụng này.

Sự kích thích

Gỉa định rằng có ai đó, một người bạn thân, người bạn thực sự hiểu rõ và tôn trọng, tới căn phòng. Họ nhìn vào bạn và nói với bạn rằng bạn thật là ngu dốt, cặn bã và không cuốn hút. Tưởng  tưởng bạn sẽ phản ứng như thế nào. Họ đã cho bạn sự kích thích, và rồi bạn có thể có sự phản ứng. Họ có lẽ  đã bật khóc, chạy ra và chửi vào mặt họ, tất cả những hành động này là sự biểu hiện mang tính chất kích thích của cở thể. Nhưng nhớ rằng hãy hạn chế. Bạn có thể dành chsut thời gian để hạn chế nó trước khi bạn phản ứng, và  sau đó chọn cho bạn cách bạn phản ứng lại. Bạn có thể có một sự suy nghĩ trước về điều đó, có thể chọn không phản ứng gì cả. Người bạn của bạn cười và giải thích rằng đó chỉ là một trò đùa, một bài test, họ đang say, vân vân.

Giả định rằng mỗi khi điện thoại reo bạn chạy ngay tới và trả lời chúng. Giải định khi ấy bạn trong tình thế quan trọng, như đang ở tình trạng cãi nhau hoặc đang làm tình rồi điện thoại reo. Phản ứng với tiếng chuông điện thoại, bạn sẽ phản ứng lại thế nào? Hầu hết mọi người không hiểu gì nhiều về sự kiềm chế, vẫn chạy tới và trả lời điện thoại. Sau khi được học về sự kiềm chế, bạn có thể dành một phần nhỏ thời gian để đưa ra câu hỏi rằng, bạn đang làm chuyện gì quan trọng hơn? và sau đó tiếp tục làm với nó. Bên cạnh một chiếc máy điện thoại, trả lời chúng có lẽ
điều này thường xảy ra phản ứng với bạn.

Phản ứng là thứ dẫn dắt chúng ta đến với hành động. Đó có thể là cảm xúc – chúng ta nghe những bản nhạc đặc biệt khi chúng ta cảm thấy buồn; hay là thân thể – điện thoại reo làm chúng ta vội vã; hoặc tinh thần – lúc nào chúng ta chúng ta nghĩ về mọi công việc dày đặc chúng ta phải làm trong đầu.

Nhiều phản ứng sẽ khó có thể nào mà cưỡng lại. Chúng ta biết rằng không việc gì phải làm như vậy nhưng chúng ta vẫn phản ứng lại dẫu chúng ta có muốn hay không. Đôi khi sự phản ứng là quan trọng, và rất cần thiết. Trong rạp chiếu phim nếu có ai đó hét lên “cháy!” ngay sau đó chúng ta cần phải phản ứng lập tức. Nhưng khi có sự kiềm chế, chúng ta không nhất thiết phải hốt hoảng, thay vào đó chúng ta có thể chọn cho chúng ta cách phản ứng lại.

Tóm tắt

Trong chương này chúng ta tìm hiểu những phần liên quan về kĩ thuật Alexander. Chúng là:

Primary Control (Kiểm sóat trọng yếu)
Conscious Projection (Quán chiếu sáng suốt)
End gaining (Theo đuổi kết quả)
The means whereby (Cách thức phát sinh)
Inhibitions (Kiềm chế)
Anti-gravity (Phi trọng lực)
Function (Hoạt động)
Stimuli (Phản ứng)

Nếu một trong những thứ nêu trên bạn vẫn chưa chắc mình nắm rõ về chúng. Xin vui lòng đọc lại chương này. Nó vô cùng hữu dụng giúp bạn hiểu những chương sau dễ dàng hơn.

Chương 3 – Mục đích để làm gì

Sự tiến hóa của con người là một phần cần thiết cho quá trình tiến hóa năng lực phòng thủ ở cùng thời điểm ấy. Cơ thể con người, đặc biết là cái đầu với giá trị tự thân, hết sức mỏng manh và dễ bị chấn thương, phải được bảo vệ bằng mọi giá. Khi con người sống trong những hang đá đã có sự chống cự với những hiểm nguy, sự chống cự đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Sự chống cự xảy ra với các nhân tố kích thích bên ngoài, như các phản ứng của loại động vật hoang dã, hoặc nhân tố kích thích bên trong, như cơ thể báo hiệu thấy những hiểm nguy xảy đến cho nó, và ta cần bảo vệ nó theo cách nào đó.

Flight or Fight? (Chiếu đấu hay là bay)

Khi những chống cự xảy đến, nó gây ra sự cứng nhắc vận động cơ trong cơ thể. Chúng ta vẫn phản ứng với các hiểm nguy theo một cách chung mà chúng ta luôn có. Sự chống cự không tồn tại ở thời đại bây giờ, chúng ta có thể loại bỏ chúng, những kẻ thù của chúng ta.

Falling down people

Chúng ta đã thường xuyên lưu trữ lại những cách làm cho cơ phải cứng lên. Nếu lúc nào ta cũng nghĩ phải làm cho nó cứng cáp, nó sẽ xảy đến những lỗi hoạt động. Vấn đề là bởi vì chúng ta đã học cách di chuyển, chúng ta nghĩ tới việc áp dụng nó ngay lập tức. Ở chương này ta sẽ tìm hiểu về việc học để nhẫn ra những phản ứng được tích tụ qua thời gian. Có thể chúng ta không thể không phản ứng. Nhưng chúng ta có thể thay đổi sự phản ứng đó.

Hãy bỏ qua sự cứng nhắc dư thừa

Trước khi chúng ta bỏ qua sự cứng nhắc dư thừa chúng ta phải hiểu được tại sao chúng trở lên cứng hơn, tại sao chúng ta tiếp tục nắm giữ sự cứng nhắc ấy. Nó là việc hành động bởi sự sợ hãi. Tôi biết bạn sẽ lắc đầu và không đồng ý với điều này, nhưng hãy nghe tôi giải thích.

Thiên nhiên để chúng ta chăm sóc cho chính bản thân chúng ta với tất cả các phản xạ thường thấy. Những phản xạ rất ngắn. Nói một cách khác, chúng ta ngồi đó nhưng không thực sự lúc nào cũng vậy, chsung ta sẵn sàng ra khỏi nó bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu báo động về sự nguy hiểm.

Đối với một số người, sự phản ứng ấy rõ ràng. Họ phản ứng một cách đột ngột với những thứ đơn giản như tiếng chuông điện thoại reo, họ sẵn sàng nhảy ra và vồ lấy chúng mà không để ý tới chuyện khác. Chúng ta gọi hành động kiểu đó là Kiểu giật mình (startle pattern)

The Memories Maker

Lược dịch từ sách Teach Yourself the Alexander Technique (tác giả: Rechard Craze)

Leave a comment