Cup Song – Trào lưu cover với chiếc cốc

Nếu bạn dạo qua Facebook và bắt gặp clip một cô/cậu bạn đang say sưa hát với đạo cụ là… một chiếc cốc thì đó chính là Cup Song – trào lưu cover mới quay trở lại và gây sốt với teen Việt.

Cup Song – trào lưu cũ gây sốt trở lại

Mới đây, trên facebook cá nhân của mình, cô nàng hot Xtyler Bun Holic vừa đăng tải một clip cover bài hát “You’re gonna miss me”. Điều đặc biệt là cách cover của Bun Holic vô cùng đặc biệt, khiến người xem rất thích thú, đó là cô nàng đã cover bài hát cùng trào lưu Cup Song. Mặc dù chỉ mới “lên sóng” chưa lâu nhưng bài hát của Bun Holic được nhận xét là sáng tạo và làm mới lại trào lưu Cup Song từng được giới trẻ yêu mến.

Chỉ với trang phục đơn giản, không cầu kỳ, Bun Holic ngồi trước camera, hát và biểu diễn khá điêu luyện cùng chiếc cốc nhựa. Bài hát tiếng Anh với nhịp điệu nhanh, dễ thương cùng các động tác tay với chiếc cốc, lúc vỗ tay, lúc đập tay vào cốc, cách xoay cốc khá nhuần nhuyễn đã khiến cho bài hát trở nên thú vị và có hồn hơn rất nhiều.

maxresdefault

Suốt 46 giây ngắn ngủi của clip, hot Xtyler Bun Holic đã mang đến cho người xem những cảm xúc rất thú vị. Không chỉ nhờ vào bài hát mà còn cả vẻ dễ thương, tinh nghịch của cô nàng. Cách thể hiện từ cử chỉ đến nét mặt cùng sự tự tin của Bun Holic đã gần như thu hút người xem từ đầu đến cuối clip, không những không nhàm chán mà trái lại, người xem đôi khi còn phải bật cười trước nét mặt giả vờ hung dữ rất lém lỉnh của cô nàng.

Một bạn có acc là Tra Nguyen bình luận: “Không có nút like mạnh nhỉ? Đoạn cuối nghiêm trọng đập hộp buồn cười quá”. Một bạn khác cũng comment: “Dễ thương quá Bun Holic ơi. Trò này không phải ai cũng chơi được đâu. Khá là khó đấy”.

Bên cạnh clip của Bun Holic, rất nhiều teen Việt cũng mê mẩn trào lưu Cup Song và tập làm clip để cùng chia sẻ với mọi người.

Trước đó những hot teen như Mie Nguyễn, Đăng Khoa Idol cũng có những clip cover Cup song cực “chất”.

Jon-Cozart

Nguồn gốc và sự phát triển của trào lưu Cup Song

Đối với những ai có niềm đam mê và thích tìm hiểu về âm nhạc chắc không còn lạ lẫm gì với Cup song nữa. Cup song đơn giản là một trào lưu mà người biểu diễn sẽ cần sử dụng công cụ duy nhất là một chiếc cốc để hỗ trợ “beat” cho phần lời của mình. Khi đó, song song với hát, bạn sẽ phải kết hợp biểu diễn bằng tay với chiếc cốc. Cách biểu diễn phải điêu luyện, lôi cuốn, kết hợp nhuần nhuyễn các động tác quen thuộc như xoay cốc, vỗ tay, dùng tay đập vào phần đáy hay hai bên thành cốc để phát ra tiếng kêu, tạo hiệu ứng âm thanh cho bài hát.

Không giống như các thể loại cover khác, cover Cup song luôn mang đến cho người xem sự yêu thích và lôi cuốn rất riêng. Người biểu diễn có thể hát chưa được hay, nhưng nếu biết cách kết hợp với phần tay và chiếc cốc, bài hát của bạn vẫn có thể được “like” nhiệt tình. Bên cạnh đó, nét mặt, trang phục hay cách thể hiện của người biểu diễn cũng là một yếu tố “ăn điểm”.

Một điều khá thú vị nữa ở Cup Song, đó là không hề có một tiêu chí nào bắt buộc trong mỗi phần biểu diễn, ngoại trừ việc bạn phải có một chiếc cốc làm đạo cụ (ưu tiên cốc màu đỏ). Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo cho mình những cách biểu diễn mới, cách thể hiện tâm trạng và nét mặt sao cho hay nhất, thu hút nhất. Có những người rất sáng tạo, đã ghép 4 bài hát vào để cover cùng chiếc cốc, khiến người xem vô cùng thích thú.

Ra đời và phát triển từ cách đây khoảng vài năm trước, thời gian đầu, Cup song thực sự đã gây sốt trong giới trẻ khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu người đã bị âm thanh của chiếc cốc hòa quyện với giọng hát mê hoặc. Tuy nhiên, trào lưu Cup song chưa mấy phổ biến tại Việt Nam. Mãi đến năm 2012 vừa qua, Cup Song mới thực sự tạo bão khi xuất hiện trở lại trong bộ phim hài, ca nhạc mang tên “Pitch Perfect”. Sau khi lên sóng, cùng với bộ phim, trào lưu Cup Song đã phát triển trở lại, thậm chí còn rực rỡ hơn trước rất nhiều.

Bắt đầu từ bài hát “You’re gonna miss me”, dần dần các tín đồ The cup song đã không dừng lại ở bài hát này mà còn mở rộng ra rất nhiều bài hát khác. Không chỉ giới trẻ mà cả trẻ em lẫn người lớn đều rất thích trào lưu thú vị này. Mỗi clip the cup song khi up lên youtube đều thu hút rất nhiều người xem.

The Cup Song – trào lưu dễ mà khó

The Cup song là trào lưu rất thú vị để bạn thể hiện bản thân cũng như niềm đam mê âm nhạc của mình. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành trọn vẹn một màn biểu diễn với chiếc cốc thì không hề đơn giản đâu nhé. Bởi ngoài việc bạn phải thuộc bài hát, thuộc cách di chuyển tay, di chuyển cốc, cách tạo âm thanh thì khó nhất đó là việc kết hợp các bước này lại với nhau. Rất nhiều bạn sau một thời gian học chơi trò này đã phải bỏ cuộc vì “nếu hát thì không di chuyển được tay, còn khi tay làm việc thì lại không hát được”.

Bên cạnh đó, cách bạn thể hiện trước ống kính cũng rất quan trọng. Từ trang phục đến nét mặt, cử chỉ,… đều phải phù hợp và quan trọng là thu hút người xem.

Nhiều người nói rằng chẳng có gì đặc biệt nếu như bạn chỉ hát hoặc gõ cốc trên Youtube, tuy nhiên, chỉ cần kết hợp 2 bước đơn giản ấy với nhau, bạn sẽ có được 1 tác phẩm âm nhạc hoàn toàn mới và thú vị. Với những người thực sự đam mê phong cách này, sẽ chỉ mất 1 ngày để bạn học được cách kết hợp âm thanh cốc với lời bài hát.

Thú vị, mới lạ và độc đáo, Cup Song hứa hẹn sẽ là một trào lưu cực hot tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, khi mà trên Youtube đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều clip cover của các bạn trẻ. Cùng chờ đón những clip cover cup song cực hay ho tiếp theo của teen Việt nhé!

Quỳnh Chi – Kênh 14.vn

Trình Độ và khả năng của Guitarist Việt Nam và nước ngoài

Nguyễn Thị Kim Chung – giảng viên trẻ của Nhạc viện Tp.HCM – người đạt 3 giải thưởng cùng một lúc (giải nhì, giải nữ guitarist xuất sắc nhất, giải người trình tấu tác phẩm Việt Nam hay nhất) trong concours “Tài năng trẻ guitare Tp.HCM mở rộng” lần III (1997) cũng là người đầu tiên trong làng guitar thành phố Hồ Chí Minh, được du học tại Tây Ban Nha – xứ sở của cây đàn guitar (cùng đi với cô còn có Nguyễn Thanh Hằng – Nhạc viện Hà Nội).

Đến Tây Ban Nha, cô tu nghiệp chương trình sau đại học tại Nhạc viện Barcelona và Nhạc viện Vương quốc – Madrid, được may mắn học với giáo sư Jose Luis Rodrigo – người học trò giỏi nhất của danh cầm huyền thoại Andres Segovia. Khi trở về từ Tây Ban Nha, Kim Chung đã dành thời gian trò chuyện với Giai Điệu Xanh.

Trước khi đi học ở Tây Ban Nha, Kim Chung có những ước vọng gì? Thực tế có như mong ước?

Mỗi nhạc cụ ra đời đều gắn liền với những bối cảnh sinh hoạt, nền văn hóa, ngôn ngữ… của một dân tộc. Đến Tây Ban Nha, mình muốn tìm hiểu tất cả những điều đó, và cũng là điều kiện tốt nhất để tiếp cận với nền văn hóa Tây ban Nha cũng như tiếp thu đầy đủ những kỹ thuật hiện đại của cây đàn guitar, hy vọng là có thể giúp mình tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật trình tấu cây đàn này.

Cách dạy và học guitar ở Tây Ban Nha có gì khác ở Việt Nam?

Ở Tây Ban Nha, các giảng viên cũng như học sinh, mỗi người chọn cho mình một phong cách nhạc để đi chuyên sâu, như chuyên về cổ điển, flamenco…, cho nên tiếng đàn của họ có phong cách khá rõ nét. Việc học và dạy các bậc học khác, mình chưa tìm hiểu tường tận lắm, riêng với chương trình sau đại học như Kim Chung đang học thì người thầy sẽ dạy những gì mà họ thấy mình thiếu.

Cách dạy và học như ở Việt Nam hiện nay có bắt kịp với sự phát triển chung của nghệ thuật guitar quốc tế?

Nếu điều kiện kinh tế của mình như họ. Vì ngoài việc rèn luyện của người nghệ sĩ, bối cảnh sinh hoạt âm nhạc của xã hội cũng góp phần tác động trong việc nâng cao trình độ, chưa nói đến các điều kiện hỗ trợ cho học tập như: băng đĩa, các tác phẩm hiện đại được xuất bản, đàn tốt để tập luyện…

ghita
Công chúng  guitar ở Tây Ban Nha như thế nào?

Người dân Tây Ban Nha rất thích guitar flamenco. Những buổi biểu diễn flamenco giá vé rất cao nhưng lúc nào khán giả cũng đầy nhà hát, và để mua được một chỗ ngồi tốt trong nhà hát không phải là điều dễ dàng.

Để xây dựng ngành guitar cổ điển Việt Nam theo kịp những cường quốc guitar trên thế giới, theo Kim Chung, chúng ta phải làm gì?

Trình độ và khả năng của guitarist Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới. Vấn đề là điều kiện, phương tiện học tập rèn luyện và điều kiện để tiếp cận với những gì mới nhất ở bộ môn nghệ thuật này.

Kim Chung có thích ở lại Tây Ban Nha để làm việc?

Cũng có những lời mời ở lại giảng dạy nhưng mình thích về Việt Nam hơn.

Hải Long thực hiện

Ân điển diệu kỳ (John Newton)

Ân điển Diệu kỳ (tên gốc tiếng Anh: “Amazing Grace“) là một trong những bài thánh ca nổi tiếng nhất trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. Ca từ của bài thánh ca được sáng tác khoảng năm 1772 bởi John Newton với giai điệu mang đậm nét dân ca Mỹ, có lẽ chịu ảnh hưởng từ những ca khúc của người nô lệ.

Lịch Sử

John Newton (1725-1807) là thuyền trưởng một tàu buôn nô lệ. Ngày 10 tháng 5 năm 1748, trên đường về, tàu của ông gặp bão. Biến cố này giúp Newton nếm trải kinh nghiệm về sự giải cứu kỳ diệu bởi Thiên Chúa. Trong nhật ký, Newton viết rằng trong lúc nguy ngập vì tàu sắp đắm, ông kêu lên “Lạy Chúa, xin thương xót tôi!”. Từ đó, ông chấp nhận đức tin Cơ Đốc. Từ năm 1755 đến 1760, Newton từ bỏ nghề hải hành và đến sinh sống ở Liverpool, tại đây ông gặp George Whitefield và John Wesley. Chịu ảnh hưởng hai nhà thuyết giáo Giám Lý rất nổi tiếng này, Newton bắt đầu trau dồi kiến thức cũng như học tiếng Hi Lạp và tiếng Hebrew để trở thành một mục sư Anh giáo.

Ca từ được sáng tác bởi Newton rất được yêu thích bởi tín hữu Cơ Đốc thuộc mọi giáo phái, do bài thánh ca đã tóm lược cách súc tích nội dung giáo lý ân điển của Cơ Đốc giáo. Ca từ lấy cảm hứng từ Kinh Thánh, sách 1Sử ký 17: 16[1], khi lòng và tâm trí của Vua David bị phủ lấp bởi sự kinh ngạc trước ân điển diệu kỳ của Thiên Chúa, bởi ân điển mà nhà vua và hậu duệ của nhà vua được kể là những người được Chúa tuyển chọn.

AMAZING-GRACE1

“Ân điển Diệu kỳ” cũng được phổ biến rộng rãi trong vòng những người ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền, dù là tín hữu Cơ Đốc hay không. Nhiều người tin rằng đây là bài hát chống nạn sở hữu nô lệ vì Newton từng là người buôn nô lệ, mặc dù có những tra vấn về điều này.

Bài thánh ca được nhiều người hát từ hai bên chiến tuyến trong cuộc Nội chiến Mỹ. Khi bị chính phủ Mỹ cưỡng bức tập trung vào những khu định cư dành riêng cho người da đỏ, nhiều người thuộc bộ tộc Cherokee gục chết trên “con đường nước mắt” mà không được chôn cất tử tế, “Ân điển Diệu kỳ” là bài hát mang đến niềm an ủi cho những người sống sót. Từ đó, bài thánh ca thường được xem là Quốc ca của người Cherokee. Đó là lý do khiến nhiều nghệ sĩ da đỏ đương đại ghi âm ca khúc này.

Trong những năm gần đây, bài hát được phổ biến rộng rãi trong vòng các nhóm cai nghiện rượu và ma túy, đặc biệt là những nhóm được tổ chức bởi các tín hữu Cơ Đốc.

Phiên Bản

“Ân điển Diệu kỳ” được trình bày bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có thần tượng nhạc dân ca và nhà hoạt động nhân quyền Joan Baez. Bên cạnh việc ghi âm bài hát, Joan Baez đã mở màn phần trình diễn tại Hoa Kỳ của chương trình Live Aid – một chuỗi các buổi biểu diễn cứu trợ nạn đói châu Phi năm 1985 – với ca khúc “Ân điển Diệu kỳ”. Trong số các tên tuổi trong lãnh vực âm nhạc đã trình bày ca khúc này có: Arlo Guthrie, Bill and Gloria Gaither, Charlotte Church, Chris Tomlin, Destiny’s Child, Diana Ross, Elvis Presley, Johnny Cash, Kylie Minogue, LeAnn Rimmes, Mahalia Jackson, Rod Stewart, Il Divo,…

Ca từ

Trong tiếng Việt, ca khúc này được dịch ra nhiều phiên bản như: Ân điển diệu kỳ, Ơn huyền diệu, Ơn huệ cao vời, Ơn lạ lùng,…

 Tiếng Anh:

Amazing grace, how sweet the sound,
That saved a wretch like me!
I once was lost, but now am found,
Was blind, but now I see.
‘Twas grace that taught my heart to fear,
And grace my fears relieved;
How precious did that grace appear,
The hour I first believed!
Through many dangers, toils and snares,
We have already come;
‘Tis grace has brought me safe thus far,
And grace will lead me home.(Lead me home!)
The Lord has promised good to me,
His word my hope secures;
He will my shield and portion be,
As long as life endures.
Yes, when this flesh and heart shall fail,
And mortal life shall cease;
I shall possess, within the veil,
A life of joy and peace.
The earth shall soon dissolve like snow,
The sun forbear to shine;
But God, who call’d me here below,
Will be forever mine.

Tiếng Việt:

Làm sao nói được hết ơn sâu lạ lùng
Tình yêu Chúa rộng hơn biển lớn
Xao xác chân bước kiếm tìm
Rừng sâu in dấu chân người
Tìm chiên mắt lệ xót xa tìm
Lòng vương vấn tội lỗi như chiên lạc bầy
Ngày qua tháng lại đến tràn lấp
Chua xót cay đắng thân tàn
Lầm than bơ vơ phận này
Tìm tôi Chúa tìm thấy, thứ tha
Lòng Cha ái từ quá, yêu thương trọn đầy
Niềm tin hi vọng cháy bùng sáng
Che chở nâng giữ ân cần
Bàn tay ấp yêu dịu dàng
Bàn tay ấy hằn dấu đóng đinh
Rồi đây đất trời sẽ hư hao hoang tàn
Lòng tin mắt nhìn thấy sự sống
Nơi chốn xa ấy thiên đàng
Về đây quê hương trên trời
Về đây, phước hạnh mãi mênh mang

Một số phiên bản khác có thêm đoạn:

“When we’ve been there ten thousand years,
Bright shining as the sun,
We’ve no less days to sing God’s praise,
Than when we first begun.”

Chú thích

1. “Vua David vào, ngồi trước mặt Đức Giê-hô-va, mà thưa rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời ôi! Tôi là ai và nhà tôi là gì, mà Chúa đem tôi đến đây?” – 1Sử ký 17. 16

Từ http://vi.wikipedia.org

Download:

Amazing Grace